Phải áp dụng tình tiết tái phạm và tái phạm nguy hiểm đối với Trần Văn T
Qua nghiên cứu bài viết “Áp dụng tình tiết tái phạm và tái phạm nguy hiểm như thế nào?” của tác giả Phạm Văn Phương, đăng trên Tạp chí Tòa án ngày 20/11/2023, tôi đồng tình với quan điểm thứ hai của tác giả.
Trước hết cần hiểu như thế nào là “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm” quy định tại Điều 53 BLHS năm 2015:
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm có một số khác biệt cơ bản sau đây:
Một là, đối với tái phạm: Để xem xét một người phạm tội có coi là tái phạm hay không phải dựa trên những căn cứ sau:
- Trước khi thực hiện hành vi phạm tội người đó đã bị kết án về bất kể tội nào không phụ thuộc vào loại tội hay dấu hiệu lỗi.
- Người phạm tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.
- Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Điều này có nghĩa là, nếu phạm tội mới (loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng) với lỗi vô ý thì không coi là tái phạm.
Hai là, đối với tái phạm nguy hiểm: Tái phạm nguy hiểm được coi là dạng đặc biệt của hành vi tái phạm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm:
- Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước đó do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý thì được coi là tái phạm nguy hiểm.
- Người nào đã bị kết án 2 lần về bất kỳ tội danh nào, trong lần kết án thứ 2 người này đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới do lỗi cố ý sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm.
Áp dụng tinh thần của Nghị quyết số: 01/2006/NQ-HĐTP của TANDTC tại mục 7.3 quy định “Khi áp dụng tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”, cần phân biệt:
a. Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo.
Trong vụ án trên, ngày 20/7/2011, T bị xử phạt 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999. T là người đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản. T chưa được xóa án tích về tội trộm cắp tài sản. Lần 2, ngày 22/11/2019, T thực hiện hành vi trộm 1 chiếc xe đạp trị giá 1.500.000 đồng của bà Nguyễn Thị H. Nhưng hành vi phạm tội lần này của T dưới 2.000.000 đồng, do đó việc truy tố và xét xử đối với T phải áp dụng tính tiết “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” làm căn cứ định tội đối với T theo điểm b khoản 1 điều 173 của BLHS nên không thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, đối với T.
b. Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Theo vụ án trên, T có hai tiền án về tội “Đánh bạc” và tội “Chống người thi hành công vụ”, đều chưa được xóa án tích lại trộm cắp tài sản có giá trị 1.500.000 đồng. Trong trường hợp này, các tiền án về tội “cố ý gây thương tích” phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với T.
Vì vậy, hành vi trộm cắp tài sản của T được xác định là tình tiết định khung tái phạm nguy hiểm theo điểm g khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015.
Trên đây là quan điểm trao đổi của tác giả, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả./.
*Tòa án quân sự Quân khu 3
Tòa án nhân dân huyện Ia H’Drai, Kon Tum xét xử vụ án đánh bạc - Ảnh: Phương Dung
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL
Bình luận