Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 xuất bản ngày 25 tháng 9 năm 2024.
Trong bài giới thiệu này, chúng tôi xin gửi tới độc giả một số nội dung cơ bản, trọng tâm được đề cập đến trong 07 bài viết đăng tải trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 năm 2024, cụ thể như sau:
Với bài viết “Bàn về tình tiết phạm tội 02 lần trở lên theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015”, tác giả Nguyễn Thị Minh Trâm viết: “Thực tiễn xét xử cho thấy, một người không chỉ thực hiện tội phạm một lần mà còn có thể thực hiện nhiều lần phạm tội khác nhau, gây ra hậu quả nguy hiểm hơn, cũng như thể hiện nhân thân của người phạm tội xấu hơn so với trường hợp phạm tội một lần.” Bài viết phân tích quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tình tiết phạm tội 02 lần trở lên; đưa ra các vướng mắc trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tình tiết phạm tội 02 lần và kiến nghị hoàn thiện tình tiết này.
Trong bài viết “Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị: quy định của pháp luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện”, tác giả Phạm Minh Tiến trình bày: “Quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị là quyền của cổ đông và lần đầu tiên được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật để cổ đông thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị trong quá trình giải quyết tranh chấp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và tranh cãi.” Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày, phân tích, đánh giá một số vấn đề còn hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.
Tác giả Trần Linh Huân và Nguyễn Phạm Thanh Hoa viết trong bài “Hoạt động mua chung bất động sản trên nền tảng công nghệ blockchain tại việt nam - thực trạng rủi ro và một số kiến nghị hoàn thiện” như sau: “Thời gian qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trước tình hình đó, một hình thức mới dần phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn đó là hình thức mua chung bất động sản trên nền tảng công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động mua chung này chưa được pháp luật điều chỉnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro và tranh chấp phát sinh.” Bài viết sẽ tập trung đề cập một số hiểu biết liên quan đến hoạt động mua chung bất động sản trên nền tảng công nghệ Blockchain cũng như đánh giá thực trạng của hoạt động này tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
Bài viết “Một số vấn đề về quản lý đối tượng tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội cướp giật tài sản mà có” của tác giả Phan Minh Sang trình bày thực trạng công tác quản lý đối tượng tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp giật tài sản mà có; phân tích, làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp giật tài sản mà có.
Bài viết “Bàn về tính hiệu quả của hình phạt cảnh cáo” của tác giả Nguyễn Thị Kiều Trinh đưa ra một số vấn đề lý luận và phân tích một số quy định liên quan đến hình phạt cảnh cáo để người đọc có nhận thức chung về loại hình phạt này. Trên cơ sở đó, tác giả tìm hiểu, luận giải và đánh giá một số khía cạnh liên quan đến tính hiệu quả của hình phạt cảnh cáo; từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hình phạt cảnh cáo.
Trong bài viết “Một số vấn đề về thu thập, cung cấp chứng cứ của đương sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự và đề xuất, kiến nghị”, tác giả Trần Hữu Bằng viết: “Thu thập tài liệu, chứng cứ vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự từ giai đoạn nộp đơn yêu cầu, khởi kiện cho đến khi xét xử. Đương sự là chủ thể đưa ra yêu cầu, phản bác, phản tố hay yêu cầu độc lập phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, phản bác, phản tố hay yêu cầu độc lập của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tòa án căn cứ vào những nguồn tài liệu, chứng cứ này để kiểm tra, xác minh, đánh giá, xác định sự thật khách quan của vụ việc để đưa ra phán quyết. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận, đề cao, tôn trọng và tạo điều kiện hỗ trợ đương sự thu thập tài liệu, chứng cứ”. Bài viết tập trung phân tích quy định của pháp luật, đánh giá việc thực hiện pháp luật tố tụng dân sự về thu thập, cung cấp chứng cứ của đương sự; từ đó chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.
Bài viết “Về bài viết: “Nguyễn Văn B phạm tội gì?”” nêu các quan điểm giải quyết khác nhau về một vụ án được đăng tải trong Tạp chí Tòa án nhân dân số 18/2023.
Kính mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 kỳ II tháng 9 năm 2024.
* Tạp chí Tòa án nhân dân bản in được phát hành 02 số/tháng (lịch phát hành là vào ngày 10 và 25 hằng tháng). Bạn đọc có nhu cầu đặt mua Tạp chí xin liên hệ bưu điện gần nhất hoặc gọi đến số điện thoại: (024) 39.341.735 để được tư vấn, hỗ trợ.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG CHUYÊN MỤC Tạp chí giấy
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 xuất bản ngày 10 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 xuất bản ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 xuất bản ngày 10 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 17 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 17 xuất bản ngày 10 tháng 9 năm 2024. Đây là ấn phẩm số đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 - 13/9/2023).
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nguyễn Văn B có phạm tội “tàng trữ trái phép súng săn không”?
-
Những điểm mới về chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất tại Luật BHXH năm 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Thừa Thiên – Huế: Buôn lậu gỗ, cựu cán bộ kiểm lâm lĩnh án tù