Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2022
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20, kỳ II tháng 10 năm 2022 xuất bản ngày 25 tháng 10 năm 2022. Trên bài giới thiệu này, chúng tôi trân trọng gửi đến bạn đọc một số nội dung cơ bản, trọng tâm được đề cập đến trong 08 bài viết đăng tải trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 20, cụ thể như sau:
Với bài viết “Chế định lớn về tội phạm: tiếp cận vấn đề dưới góc độ bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự (Phần I)” tác giả Lê Cảm và Nguyễn Mạnh Cường tập trung phân tích khoa học dưới góc độ bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự của 03 chế định nhỏ thuộc chế định lớn về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam là: (1) Chế định nhỏ về phân loại tội phạm; (2) Chế định nhỏ về đa (nhiều) tội phạm; và (3) Chế định nhỏ về lỗi hình sự. Từ đó, các tác giả nêu quan điểm: “Nhược điểm cơ bản lớn nhất của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành là vẫn còn thiếu hoàn toàn các quy phạm về ít nhất là của 04 điều luật có liên quan đến chế định nhỏ về nhiều tội phạm, nên trong lần pháp điển hóa thứ tư tới đây, để tiếp tục hoàn thiện PLHS nước nhà, thì nhà làm luật cần bổ sung và ghi nhận các điều luật đó tại 01 mục riêng biệt thuộc Chương độc lập về tội phạm.’’.
Bài viết “Quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự để góp phần bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung và tác giả Trần Khắc Qui nêu nhận định: “…về nguyên tắc, các đương sự phải nộp đầy đủ chứng cứ để bảo đảm tranh tụng và giải quyết vụ án được chính xác. Tuy nhiên, nếu đương sự cung cấp không đầy đủ chứng cứ thì việc tranh tụng diễn ra rất khó khăn. Lập luận, tranh luận không rõ ràng dẫn đến việc vụ án cũng được giải quyết xong tại giai đoạn sơ thẩm nhưng có thể không chính xác. Chính vì thế, khả năng vụ án tiếp tục diễn ra các giai đoạn tiếp theo sau nữa như phúc thẩm, tái thẩm là rất cao, dẫn đến việc kéo dài vụ án, gây tốn kém công sức, thời gian, tiền bạc của các bên, cũng như của cơ quan tiến hành tố tụng.”. Trong bài viết, các tác giả tập trung phân tích, chỉ ra một số hạn chế, bất cập về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự và đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về vấn đề này.
Bài viết “Quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính - vướng mắc, bất cập và một số kiến nghị” của Hoàng Văn Toàn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính; phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
Bài viết “Một số vấn đề về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015” của Trần Thanh Khỏe và Nguyễn Thành Phương phân tích khái niệm về quyền hạn của Viện kiểm sát trong vấn đề thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị; thực trạng quy định pháp luật về quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Viện kiểm sát và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Viện kiểm sát.
Trong bài viết “Quyền khởi kiện của cổ đông công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Phương Thảo phân tích, làm rõ những hạn chế trong quy định pháp luật cũng như việc thực thi quyền khởi kiện của cổ đông tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.
Trong bài viết “Phân biệt tội mua bán người và tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, tác giả Lê Anh Tuấn phân tích những điểm cốt lõi để phân biệt những yếu tố cấu thành của tội “mua bán người” và tội “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”, từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Trong chuyên mục Trao đổi ý kiến, Tạp chí TAND đăng tải bài viết “Về bài viết: “Các bị cáo phạm tội giết người hay gây rối trật tự công cộng?”” của tác giả Nguyễn Anh Dũng. Đây là bài viết nêu ý kiến trao đổi về việc giải quyết đối với một tình huống cụ thể đã được đăng ở Tạp chí Tòa án nhân dân số 04/2020.
Bài viết “Quy định về tội phạm dùng nhục hình: so sánh giữa Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và Bộ luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Hoàng Ngọc Anh phân tích, đánh giá quy định về tội dùng nhục hình, trên cơ sở so sánh giữa tội phạm này trong Bộ luật Hình sự Việt Nam và Bộ luật Hình sự Liên bang Nga; từ đó, đưa ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
Kính mời quý độc giả đón xem Tạp chí số 20, kỳ II tháng 10 năm 2022!
*Tạp chí Tòa án nhân dân bản in được phát hành 02 số/tháng (lịch phát hành là vào ngày 10 và 25 hàng tháng). Bạn đọc có nhu cầu đặt mua Tạp chí xin liên hệ bưu điện gần nhất hoặc gọi đến số điện thoại: (024) 39.341.735 để được tư vấn, hỗ trợ.
* Trên Tạp chí in (bắt đầu số 01/2022), Tạp chí Tòa án nhân dân thiết kế thêm mã QR trong trang mục lục, giúp bạn đọc dễ dàng truy cập các bài viết trên Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử thông qua việc quét mã QR này bằng máy ảnh của điện thoại thông minh.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG CHUYÊN MỤC Tạp chí giấy
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 xuất bản ngày 10 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 xuất bản ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 xuất bản ngày 10 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 xuất bản ngày 25 tháng 9 năm 2024.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật khi xét xử
-
Bàn về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
-
Một số vấn đề về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của BLDS hiện hành
-
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 157 BLHS và những bất cập
-
Quy định lấy ý kiến con chung từ đủ 7 tuổi trở lên – Hạn chế và giải pháp