Giới thiệu Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2019
Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2019 được phát hành ngày 10 tháng 4 năm 2019. Trong số này, Tạp chí TAND trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 07 bài viết có chất lượng cao đăng tải trên các chuyên mục: Nghiên cứu, Diễn đàn và Trao đổi ý kiến.
Tạp chí TAND giới thiệu cùng bạn đọc những nội dung cơ bản, đặc sắc trong các bài viết, cụ thể:
– Trong bài viết: “Về giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn” tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Lan – Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội thì với việc nghiên cứu công phu các quy định của pháp luật về quyền yêu cầu giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền, nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; cách thức xử lý kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền, nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; giải quyết hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền, nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tác giả bài viết đã có sự phân tích, khái quát một cách khá đầy đủ, chi tiết quy định của pháp luật cũng như quan điểm của tác giả trong việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng thẩm quyền và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Từ đó, xây dựng một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
– Với bài viết “Chính sách hình sự Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”, tác giả PGS. TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận định: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) là cuộc cách mạng thể hiện sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra thời đại công nghệ thông tin kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật đều kết nối Internet và các hệ thống kết nối Internet diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh những thuận lợi, giá trị mà cuộc cách mạng này đem lại thì cũng kéo theo những thách thức, mối đe dọa mới đòi hỏi toàn bộ hệ thống phải thay đổi từ kinh tế, văn hóa, xã hội… và không thể thiếu sự đổi mới của chính sách hình sự, cũng như của hệ thống pháp luật để phòng, chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và quyền con người trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, đòi hỏi phải có nhận thức mới về chính sách hình sự trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, từ đó định hình những nội dung cần triển khai nghiên cứu trong chính sách hình sự và đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, áp dụng pháp luật hình sự”.
Từ đó, với tất cả tâm huyết của mình Tác giả đã xây dựng bài viết với kết cấu gồm 03 nội dung lớn: (1) Khái niệm, đặc điểm của chính sách hình sự Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; (2) Những tác động tích cực, một số thách thức đặt ra đối với chính sách hình sự Việt Nam và việc xây dựng, áp dụng pháp luật hình sự trong bối cảnh CMCN 4.0; (3) Những định hướng lớn trong chính sách hình sự Việt Nam cần triển khai nghiên cứu trong bối cảnh CMCN 4.0; bài viết sẽ cho độc giả cái nhìn tổng thể và toàn diện về nguy cơ, thách thức trong việc hoàn thiện chính sách hình sự Việt Nam trước những phát sinh từ cách mạng công nghiệp 4.0.
– Ngày nay, hành vi xâm phạm quyền tác giả diễn ra phổ biến trên thực tế do vậy xây dựng cơ chế bảo vệ nhóm quyền này là điều vô cùng cần thiết, trong đó có biện pháp buộc bồi thường thiệt hại. Với bài viết: “Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam”, tác giả Nguyễn Phương Thảo – Giảng viên Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh đã có những phân tích, đánh giá rất sâu sắc về cơ sở lý luận và pháp luật về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả; về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của tác giả, đồng tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả và của các chủ thể khác đồng thời đối chiếu với một số vấn đề thực tiễn có liên quan.
– Ngoài ra, trong Tạp chí số này còn có các bài viết về tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở Việt Nam hiện nay; bài viết về mức bồi thường tổn thất về tinh thần đối với trường hợp xâm hại tình dục…
Đồng thời, tại chuyên mục Trao đổi ý kiến, Tạp chí Tòa án nhân dân cũng đăng tải một bài viết với một tình huống còn nhiều quan điểm khác nhau để bạn đọc cùng trao đổi, góp ý nhằm đảm bảo việc hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn.
Kính mời các độc giả quan tâm tới các vấn đề nêu trên đón đọc ấn phẩm số 7 năm 2019 của Tạp chí Tòa án nhân dân.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG CHUYÊN MỤC Tạp chí giấy
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 xuất bản ngày 10 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 xuất bản ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 xuất bản ngày 10 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 18 xuất bản ngày 25 tháng 9 năm 2024.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật khi xét xử
-
Bàn về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
-
Một số vấn đề về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của BLDS hiện hành
-
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 157 BLHS và những bất cập
-
Quy định lấy ý kiến con chung từ đủ 7 tuổi trở lên – Hạn chế và giải pháp